Trong bài này các bạn sẽ học các phần sau:
1) Cách tạo / xóa một cơ sở dữ liệu SQLite trong Android
2) Cách tạo / xóa bảng trong SQLite
3) Cách thêm/ sửa/ xóa dữ liệu trong bảng
4) Cách truy vấn dữ liệu trong bảng.
- Tất nhiên còn rất nhiều chức năng khác, nhưng theo Tôi các bạn chỉ cần làm tốt 4 phần này thì có thể viết ứng dụng Android có SQLite một cách chuyên nghiệp rồi.
- Theo Tôi thì các bạn nên sử dụng công cụ SQLite Administrator: http://download.orbmu2k.de/files/sqliteadmin.zip để tạo hoàn chỉnh 1 CSDL sau đó kéo thả tập tin đó vào DDMS cho lẹ (cái này bạn tải về và tự tạo, rồi kéo thả vào DDMS). Còn các hướng dẫn dưới này Tôi muốn giúp các bạn hiểu được sâu xa bên trong (hướng programmer) CSDL SQLite.
- Giả sử các bạn cần tạo CSDL như mô tả dưới đây (qlquanlysinhvien.db):
- Bảng Lớp học (tbllop):
tbllop | ||
Tên cột | Kiểu dữ liệu | Mô tả |
malop | TEXT | Khóa chính |
tenlop | TEXT | |
siso | INTEGER |
- Bảng sinh viên (tblsinhvien):
tblsinhvien | ||
Tên cột | Kiểu dữ liệu | Mô tả |
masv | TEXT | Khóa chính |
tensv | TEXT | |
malop | TEXT | khóa ngoại |
- Để sử dụng SQLite, bạn import thư viện sau:
import android.database.sqlite.SQLiteDatabase;
———————————————————————————————————————-
1) Cách tạo / xóa một cơ sở dữ liệu SQLite trong Android:
- Tạo mới 1 CSDL:
Khi lưu thành công, nó sẽ lưu CSDL vào:
/data/data/app/databases/<databasename>
cụ thể:
- Nếu bạn muốn lưu trữ trên SD Card thì bắt buộc bạn phải cấp quyền giống như đã đề cập tới ở những bài trước:
<uses-permission android:name=”android.permission.WRITE_EXTERNAL_STORAGE” />
- Bạn chỉ việc lấy đường dẫn của SD Card ra rồi lưu tên CSDL vào đúng đường dẫn SD Card là ok. (Bạn tự xem lại các bài tập trước mà Tôi đã hướng dẫn cách làm).
- Xóa 1 CSDL:
- Như trên thì ta chỉ cần gọi lệnh deleteDatabase(tên CSDL). Nếu xóa thành công thì trả vềtrue, xóa thất bại trả về false;
2) Cách tạo / xóa bảng trong SQLite:
- Ở đây các bạn sẽ tạo 2 bảng tbllop và tblsinhvien. Chú ý là chúng có mối ràng buộc toàn vẹn.
- Bạn xem cách tạo bảng lớp:
- Bạn chú ý là tên đối tượng database (chỗ database.execSQL(sql)) là đối tượng SQLiteDatabase được tạo ra ở bước tạo CSDL. Bạn phải khai báo cho phù hợp để ở trong hàm này cũng có thể truy suất.
- Tạo bảng sinh viên:
- Vì bảng sinh viên có chứa khóa ngoại để tham chiếu tới bảng lớp, nên bạn phải chú ý dòng lệnh tham chiếu ở trên.
3) Cách thêm/ sửa/ xóa dữ liệu trong bảng:
- Cách thêm một dòng dữ liệu vào trong bảng:
+ Dùng đối tượng ContentValues để đưa dữ liệu vào bảng. Đối tượng này có các phương thứcput (tên cột , dữ liệu)
+ Sau đó gọi phương thức insert để đưa đối tượng (dòng này) vào bảng.
+ Bạn chú ý là phương thức insert có rất nhiều loại đối số khác nhau, nhưng ở đây Tôi chỉ nói 1 loại đơn giản nhất (các kiểu khác bạn tự tìm hiểu thêm). Loại mà Tôi muốn đề cập tới đó là không liên quan gì tới kiểm tra các điều kiện, chỉ cần đưa đối tượng ContentValues vào insertlà bạn sẽ có được 1 dòng mới:
- Nhìn vào đoạn code ở trên, bạn thấy đó Tôi sử dụng cả 3 cột malop, tenlop, siso của bảng lớp học:
values.put(“malop“,”DHTH7C”) ; tức là đưa giá trị “DHTH7C” vào cột malop.
- dòng lệnh database.insert(“tbllop“,null,values); Đối số 1 là tên bảng, đối số 2 bạn truyền null, đối số 3 bạn truyền đối tượng values
- Nếu thêm thành công thì sẽ trả về giá trị khác -1. Nếu bằng -1 là thất bại.
- Cách cập nhật dữ liệu:
- Ta dùng hàm update để cập nhật dữ liệu theo một điều kiện bất kỳ nào đó.
- Đối số 1 là tên bảng
- Đối số 2 là đối tượng muốn chính sửa (với giá trị mới)
- Đối số 3 là tập các điều kiện lọc (dùng dấu chấm hỏi ? để tạo điều kiện lọc)
- Đối số 4 là tập các giá trị của điều kiện lọc (lấy theo đúng thứ tự)
- Hàm này trả về số dòng bị ảnh hưởng. Ví dụ nếu có 3 dòng bị thay đổi thì nó trả về 3. nếu không có dòng nào bị ảnh hưởng thì nó trả về 0.
Ví dụ: Tôi viết hàm chỉnh sửa (bạn cũng nên tách thành từng hàm giống vậy):
- Hàm trên : Đối số 1 là mã nào muốn được chỉnh sửa . Đối số 2 là giá trị mới. Cụ thể bảng lớp của chúng ta có 3 cột: mã lớp, tên lớp và sĩ số, nhưng mà Tôi chỉ muốn chỉnh sửa Tên lớp mà thôi. Do đó bạn thấy như vậy (ở đây Tôi chủ ý viết khuyết như vậy để các bạn hiểu rằng không nhất thiết phải sử dụng hết các cột).
- Xóa dữ liệu:
- Ta dùng hàm delete để xóa:
- Đối số 1 là tên bảng
- Đối số 2 là tập điều kiện lọc (dùng ? để tạo)
- Đối số 3 là tập các giá trị của điều kiện lọc
- Hàm trả về số dòng bị ảnh hưởng.
- Muốn xóa toàn bộ dữ liệu trong bảng thì ta truyền null vào 2 đối số cuối:
- Muốn xóa theo 1 mã nào đó:
4) Cách truy vấn dữ liệu trong bảng.
- Là thao tác phức tạp nhất trong truy suất SQLite
- Ta dùng Cursor để lưu trữ giá trị trả về của hàm dưới đây:
public Cursor query (String table, String[] columns, String selection, String[]selectionArgs, String groupBy, String having, String orderBy)
Xem bảng mô tả chi tiết:
table | The table name to compile the query against. |
columns | A list of which columns to return. Passing null will return all columns, which is discouraged to prevent reading data from storage that isn’t going to be used. |
selection | A filter declaring which rows to return, formatted as an SQL WHERE clause (excluding the WHERE itself). Passing null will return all rows for the given table. |
selectionArgs | You may include ?s in selection, which will be replaced by the values from selectionArgs, in order that they appear in the selection. The values will be bound as Strings. |
groupBy | A filter declaring how to group rows, formatted as an SQL GROUP BY clause (excluding the GROUP BY itself). Passing null will cause the rows to not be grouped. |
having | A filter declare which row groups to include in the cursor, if row grouping is being used, formatted as an SQL HAVING clause (excluding the HAVING itself). Passing null will cause all row groups to be included, and is required when row grouping is not being used. |
orderBy | How to order the rows, formatted as an SQL ORDER BY clause (excluding the ORDER BY itself). Passing null will use the default sort order, which may be unordered. |
- Ở đây Tôi làm ví dụ đơn giản nhất là truy vấn không phải lọc theo điều kiện nào cả:
- Ví dụ đọc tất cả danh sách lớp học trong bảng tbllop:
-database.query sẽ trả về một Cursor, Lúc này Cursor đầu đọc chưa trỏ tới dòng dữ liệu nào cả. Do đó ta phải gọi lệnh .moveToFirst để Cursor trỏ đầu đọc tới dòng đầu tiên. Sau đó ta dùng vòng lặp while để duyệt từng dòng dữ liệu. Chú ý là Cursor này giống như Pointer nó cho phép truy suất ngẫu nhiên.
- Bạn có thể tải coding mẫu đầy đủ của phần hướng dẫn này ở đây: http://www.mediafire.com/download/leuuld4a225tw5c/LearnSQLite.rar
0 nhận xét:
Đăng nhận xét